Thực tập là gì? Tổng hợp các mẫu đơn xin thực tập đáng chú ý

17/04/2024

Thực tập là một hoạt động không thể thiếu của sinh viên. Trước khi đi thực tập thì các sinh viên cần phải có đơn xin thực tập để nộp cho cơ quan, doanh nghiệp và nhà trường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về việc thực tập, giúp bạn chuẩn bị tâm lí, nắm được cách thức hoạt động của kì thực tập và giới thiệu cho bạn một vài mẫu đơn xin thực tập phổ biến.

mau-don-xin-thuc-tap

I. Tìm hiểu về kì thực tập

1. Thực tập là gì?

Thực tập hay còn gọi là Internship - một hoạt động học tập, nghiên cứu và thực hành của sinh viên vào những năm cuối ngồi trên ghế nhà trường nhằm nâng cao kĩ năng thực hành, kinh nghiệm làm việc và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên. Đồng thời, mở rộng vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong quá trình làm việc.

2. Những công việc cần làm trong khi thực tập

Công việc trong quá trình thực tập phải được thỏa thuận, thống nhất giữa cả hai bên. Ngoài ra, khi sinh viên tham gia thực tập cũng có thể phát sinh một số công việc khác theo sự phân công của quản lí. Thông thường, một người tiến hành quá trình thực tập sẽ cần làm những công việc như:

- Tìm hiểu về cơ chế hoạt động, quy định, nội quy chung của đơn vị/ tổ chức/ cơ quan/ doanh nghiệp.

- Thực hiện các tác vụ hàng ngày của công việc (nhiệm vụ văn thư, quản lí mạng xã hội, xử lí dữ kiện, tổ chức sự kiện, nghiên cứu,...) dưới sự hướng dẫn, quan sát của quản lí.

- Hỗ trợ và tham dự, đóng góp vào những dự án của đơn vị/ tổ chức/ cơ quan/ doanh nghiệp.

- Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế (cả về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm).

...

Tùy thuộc vào vị trí, ngành nghề mà công việc của mỗi người sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của việc thực tập chính là giúp sinh viên có thể học hỏi và tự mình trải nghiệm môi trường thực tế. Từ đó, rút ra kinh nghiệm và trau dồi kĩ năng cho bản thân.

3. Các loại hình thực tập

Nếu dựa theo tính chất và mục đích thực tập, có thể chia thành 4 loại:

- Thực tập nhận thức: Đây là môn bắt buộc trong chương trình đào tạo ở một số hệ Đại học, Cao đẳng trong nước. Sinh viên sẽ được đào tạo và làm việc tại doanh nghiệp như một nhân viên trong một khoảng thời gian quy định rồi quay lại hoàn thành nốt chương trình học của mình. Sau giai đoạn này, sinh viên cần có báo cáo, thu hoạch để gửi về cho nhà trường.

- Thực tập tích lũy: Loại hình thực tập này có thể được hiểu là sinh viên sẽ tham gia 1 dự án cụ thể đúng với số giờ làm việc tại doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể là sinh viên tích lũy đủ tối thiểu 320 giờ làm việc thực tế tại doanh nghiệp.

- Thực tập tốt nghiệp: Đây là hình thức thực tập kéo dài trong 15 tuần, chỉ dành cho sinh viên năm cuối sắp ra trường. Hình thức thực tập này có yêu cầu cao hơn, mang tính chất quyết định đối với việc tốt nghiệp của sinh viên. Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ là người chủ động học hỏi và tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân.

- Thực tập tại nước ngoài: Loại hình thực tập này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thời đại hội nhập hiện nay. Để có cơ hội đi thực tập tại các doanh nghiệp nước ngoài, sinh viên cần chuẩn bị CV thực tập và đáp ứng rất nhiều yêu cầu (về kết quả học tập, năng lực ngoại ngữ, thành tích ngoại khóa,...), vượt qua những vòng tuyển chọn khắt khe thông qua 2 cách thức là bài luận và phỏng vấn.

4. Thời gian thực tập

Tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường Đại học cũng như của công ty, sinh viên sẽ được đề ra một khoảng thời gian thực tập. Đa số các kì thực tập thường sẽ kéo dài 3 - 4 tháng. Ở một vài nơi, khoảng thời gian này sẽ ngắn hơn, rơi vào tầm 2 - 3 tháng. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, thời gian thử việc sẽ không quá 180 ngày.

5. Ý nghĩa, vai trò của việc thực tập

Việc tham gia thực tập sẽ mang đến cho sinh viên rất nhiều lợi ích như:

- Đem tới sự phát triển về cả kiến thức và kĩ năng.

- Được tự mình trải nghiệm thực tế ngành nghề đã chọn.

- Có định hướng rõ ràng hơn về công việc trong tương lai.

- Tích lũy kinh nghiệm việc làm để tăng lợi thế cạnh tranh sau này.

- Xây dựng được CV xin việc đẹp, chất lượng.

- Mở rộng các mối quan hệ để tạo thêm nhiều cơ hội trong công việc, sự nghiệp.

- Trong một vài trường hợp cơ quan/ tổ chức/ doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ dành cho thực tập sinh, sinh viên có thể tự gia tăng thu nhập cho bản thân.

6. Mức lương thực tập

Thông thường, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải trả lương cho thực tập sinh mà chỉ có trách nhiệm tiếp nhận, chỉ dẫn, tạo điều kiện cho sinh viên làm việc trong môi trường thực tế. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc thù của từng ngành nghề cũng như những chính sách riêng của từng doanh nghiệp, sinh viên sẽ có hoặc không có lương trong quá trình thực tập. Nếu có, khoản phụ cấp sẽ rơi vào tầm 3 - 5 triệu VNĐ đối với các doanh nghiệp lớn và 1 - 2 triệu VNĐ đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn. Điều này cũng dựa vào thỏa thuận giữa hai bên về việc hưởng phụ cấp thực tập và các khoản hỗ trợ khác.

II. Các mẫu đơn xin thực tập

1. Lý do phải viết đơn xin thực tập

Đơn xin đi thực tập sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp nắm được các thông tin cơ bản của sinh viên, đồng thời biết được kế hoạch thực tập của sinh viên ấy. Từ đó, các công ty, doanh nghiệp có thể xem xét sinh viên có phù hợp với và có khả năng thực hiện công việc được giao hay không.

2. Mẫu đơn xin thực tập

Mẫu 1

mau-don-xin-thuc-tap-1

Mẫu 2

mau-don-xin-thuc-tap-2

Mẫu 3

mau-don-xin-thuc-tap-3

Mẫu 4

mau-don-xin-thuc-tap-4.jpg

Mẫu 5

mau-don-xin-thuc-tap-5

Mẫu 6

mau-don-xin-thuc-tap-6

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trước và trong quá trình thực tập. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề thực tập, chuẩn bị hay công việc, chuyên môn về ngành nghề của mình, các bạn có thể truy cập ngay JobOKO.com để tìm đọc những kiến thức cần thiết, chuẩn bị cho một kỳ thực tập thành công rực rỡ.

Bài viết khác

Xem thêm