Tạo CV trực tuyến

Chúng tôi khuyến khích bạn nên tạo CV online. Bạn có thể tạo CV dễ dàng và ấn tượng từ các mẫu CV của chúng tôi.

Tạo CV xin việc online, CV ngành kỹ thuật, xây dựng chinh phục nhà tuyển dụng

Cách viết CV xin việc đặc trưng cho người làm việc trong lĩnh vực Kỹ thuật, Xây dựng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng; mẫu CV tiếng Anh và tiếng Việt; và cách viết Email, Cover Letter đi kèm.

CV xin việc ngành Kỹ thuật, Xây dựng có những điểm khác biệt so với CV của những ngành khác. Bên cạnh đó, các công việc Kinh tế trong ngành cũng có tỷ lệ cạnh tranh rất cao bởi số lượng lao động lớn, tỷ lệ gia nhập ngành cao, ứng viên năng động. Vì thế, nếu CV của bạn không thể hiện rõ những điểm phù hợp với ngành nghề và những khác biệt của bản thân, CV của bạn chắc chắn sẽ bị loại. Bài viết dưới đây về cách viết CV cho dân trong lĩnh vực Kỹ thuật, Xây dựng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

1. Chọn mẫu CV xin việc phù hợp

Khi tạo CV xin việc, nên chọn mẫu CV có thiết kế phù hợp với ngành nghề (đơn giản cho dân IT; chuyên nghiệp, ấn tượng cho dân Kế toán,...) và phù hợp với kinh nghiệm làm việc (bố cục 1 cột, dàn trang, ít họa tiết cho người có nhiều kinh nghiệm; bố cục 2 cột, sử dụng họa tiết cho thực tập sinh, sinh viên chưa có/ít kinh nghiệm).

2. Viết nội dung CV xin việc

a. Thông tin cá nhân

- Họ và tên, vị trí ứng tuyển: nổi bật ở đầu trang.

- Thông tin liên lạc: chính xác, đầy đủ gồm email và số điện thoại.

- Thông tin khác: link Portfolio/Github tổng hợp các sản phẩm đã làm.

- Ảnh cá nhân: Có hoặc không có. Khi đưa lên CV, cần chọn ảnh chân dung chuyên nghiệp, trực diện khuôn mặt, ảnh sáng.

b/ Mục tiêu nghề nghiệp

- Giới thiệu ngắn gọn về bản thân và nêu mục tiêu công việc. Trong đó, mục tiêu nên gồm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, kèm thời gian cam kết hoàn thành mục tiêu:

+ Mục tiêu ngắn hạn: Kỹ năng sẽ đạt được.

+ Mục tiêu dài hạn: Trở thành ai trong tương lai.

- Với sinh viên chưa có/ít kinh nghiệm, nên tập trung vào mục tiêu ngắn hạn.

c/ Học vấn, chứng chỉ

- Bao gồm bằng cấp và các chứng chỉ liên quan đến ngành nghề.

- Với bạn học tại nhiều cơ sở giáo dục - đào tạo, cần ghi các trường theo trình tự thời gian. Trong đó, làm nổi bật điểm GPA tích lũy, điểm GPA của những môn chuyên ngành, các thành tích nghiên cứu, thực hành đạt được trong quá trình học tập.

- Với những bạn ứng tuyển trái ngành nghề, vẫn cần ghi vào tên trường đã học. Tuy nhiên, chỉ đề cập tên trường, chuyên ngành, điểm GPA chung, và trích dẫn một số kiến thức được học trong chương trình học hữu ích cho vị trí ứng tuyển (nếu có).

d/ Kinh nghiệm làm việc

- Liệt kê theo trình tự thời gian làm việc.

- Mỗi công việc, ghi đầy đủ các thông tin: Tên công ty, Vị trí, Thời gian làm việc, Nội dung công việc. Trong đó, nếu các thông tin về công ty ít ỏi, khó tìm kiếm, cầm bổ sung khoảng 2 dòng giới thiệu tổng quát, ngắn gọn về công ty.

- Khi ghi nội dung công việc, cần làm rõ những nhiệm vụ công việc đã làm và thể hiện hiệu quả, hiệu suất công việc bằng con số.

- Khi viết cv xin việc với những bạn ứng tuyển trái ngành, chỉ chọn lọc kinh nghiệm liên quan để ghi lên CV bao gồm 2 nhóm công việc:

+ Có nhiệm vụ công việc tương tự.

+ Không có nhiệm vụ công việc tương tự nhưng đem lại kỹ năng chuyển đổi.

Với nhóm 2, chỉ ghi ngắn gọn các nhiệm vụ công việc, tập trung vào các kỹ năng chuyển đổi có được.

e/ Kỹ năng làm việc

Nên chia làm hai phần rõ ràng:

- Kỹ năng cứng: là các kỹ năng chuyên môn, đặc thù của công việc, ngành nghề. Ví dụ: Công nghệ thông tin: Lập trình ngôn ngữ Python, kiểm thử,...

- Kỹ năng mềm: là các kỹ năng hỗ trợ thực hiện công việc chuyên môn. Ví dụ: Giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian,...

Tại mỗi kỹ năng, cần thể hiện rõ mức độ thành thạo bằng cách: sử dụng tính từ mô tả mức độ thành thạo (cơ bản, vận dụng, nâng cao,...) kèm hành động, tình huống vận dụng, link sản phẩm, chứng chỉ,... để minh chứng.

f/ Dự án đã làm

- Dự án là những sản phẩm cá nhân; sản phẩm đội nhóm tại trường hoặc câu lạc bộ,... dưới dạng một bài nghiên cứu, bài tập nhóm, luận văn,... Đừng quên ghi thành tựu, kết quả đạt được nếu có.

- Đây cũng là một minh chứng về kỹ năng, kiến thức của bạn bên cạnh kinh nghiệm làm việc tại một công ty cụ thể.

g/ Thông tin khác

- Bao gồm: Hoạt động ngoại khóa, các sở thích phù hợp với vị trí việc làm, và thông tin người tham chiếu. Trong đó, chỉ ghi thông tin người tham chiếu khi được sự đồng ý của đối phương sau khi trao đổi rõ ràng về mục đích.


3. Lưu ý khi tạo CV xin việc

- Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày CV.

- Thông tin liên hệ, các đường link chính xác và hoạt động.

- Khi ứng tuyển vào các công ty lớn, công ty nước ngoài/đa quốc gia, nên sử dụng mẫu CV xin việc đơn giản, ít hình khối, đặc biệt những hình khối chèn lên nội dung chữ sẽ khiến phần mềm đọc sai, không nhận diện được hoặc nhận diện chữ không đầy đủ.

- Khéo léo lông ghép các từ khóa về yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức quan trọng.

- Dung lượng CV nên từ 1 - 2 trang. Tuy nhiên, điều này tùy thuộc vào kinh nghiệm của bạn.

4. Mẫu CV xin việc

4.1. Mẫu CV tiếng Việt

Hướng dẫn viết CV xin việc tiếng Việt đơn giản:

Vị trí Nhân viên thiết kế nội thất

[Họ và tên]

[Năm sinh]

[Địa chỉ Email]

[Số điện thoại]

[Địa chỉ nơi ở]

[Link Portfolio các sản phẩm đã thực hiện]

Mục tiêu nghề nghiệp:

Kiến trúc sư nội thất có 1 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, chủ yếu tập trung vào thiết kế và quản lý dự án nội thất. Sở hữu kỹ năng sáng tạo, ý tưởng độc đáo, và khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường đòi hỏi tính sáng tạo và tính tỉ mỉ, chi tiết. Trong 6 tháng làm việc, nâng cấp kỹ năng thiết kế và

Kinh Nghiệm Làm Việc:

Nhân Viên Thiết Kế Nội Thất - [Tên Công Ty], [Thời gian làm việc]

- Tạo ra các ý tưởng sáng tạo và bản vẽ thiết kế chi tiết dựa trên yêu cầu của khách hàng và thiết kế.

- Làm việc với nhà thầu và nhà sản xuất để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tính khả thi của dự án.

- Quản lý và giám sát triển khai thiết kế, đảm bảo rằng sản phẩm hoàn thành đúng theo kế hoạch và tiêu chuẩn chất lượng.

Kỹ Năng:

- Phân tích nhu cầu khách hàng: Dựa trên bản mô tả và qua trao đổi để khai thác sâu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

- Kỹ năng quản lý: Quản lý và hướng dẫn nhóm làm việc để đạt được mục tiêu dự án.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế AutoCAD, SketchUp, và Adobe Creative Suite.

- Giao tiếp hiệu quả: Tương tác tích cực, chuyên nghiệp với khách hàng, nhà thầu, và đồng nghiệp để đảm bảo các thông tin trao đổi giữa hai bên là chính xác và kịp thời.

Học Vấn:

Bằng Cử Nhân Kiến Trúc Nội Thất, Trường Cao đẳng Xây dựng số 1, 2019 - 2023

Đồ án tốt nghiệp: Tối ưu hóa không gian cho căn hộ nhỏ

Lên ý tưởng thiết kế không gian sống và tổ chức nội thất khác nhau cho căn hộ nhỏ có diện tích 25m2.

Điểm tổng kết: 3.5/4.0

Dự Án:

- Dự Án A: Thiết kế nội thất cho căn hộ cao cấp, đạt được giải thưởng "Thiết Kế Xuất Sắc" từ Hiệp Hội Kiến Trúc Địa Phương.

Giải Thưởng:

- Giải Nhì "Thiết Kế Sáng Tạo" - Hội Thi Kiến Trúc Cấp Trường, 2022.

Người tham chiếu:

[Họ và tên], [Chức danh]

[Địa chỉ Email]

[Số điện thoại]

4.2. Mẫu CV tiếng Anh

Hướng dẫn với CV tiếng Anh đơn giản:

Vị trí Thực tập sinh Lập trình web back-end

[Full Name]

[Address]

[Email]

[Phone number]

[LinkedIn Profile]

[Portfolio/Github]

Objective:

Aspiring and detail-oriented Computer Science student seeking a challenging internship position as a Back-End Web Developer to leverage my programming skills, expand my knowledge in web development, and contribute to innovative projects.

Education:

College of Construction No.1, 2019 - 2023

Bachelor of Information Technology

Projects:

E-commerce Website, 2022

- Collaborated on a team project to create a back-end system for an e-commerce website using Flask.

- Implemented features such as user registration, product management, and order processing.

- Integrated payment gateways and ensured data security.

Technical Skills:

- Programming Languages: Python, Java

- Web Development: Django, Flask

- Database Management: MySQL, MongoDB

- Version Control: Git

- Tools: Visual Studio Code, Eclipse

Soft Skills:

- Time management: work, joining the projects, activities and study at the same time for 3 years studying in university.

- Teamwork: discuss with team member about the idea to develop the project.

Extracurricular Activities:

- Hackathon Participant: Engaged in a 24-hour hackathon, contributing to the development of a mobile app that promotes environmental sustainability.

- Programming Club Member: Actively involved in the university's programming club, participating in coding competitions and collaborative projects.

Achievements:

- Dean's List: Achieved academic excellence and consistently made it to the Dean's List.

- Coding Competition Winner: Secured the first position in the university's coding competition.

Languages:

- English: Proficient (IELTS Score: 7.0)

3. Cách viết Email ứng tuyển đi kèm CV xin việc

3.1. Cách viết Email xin việc

Nội dung Email xin việc không nên lặp lại những nội dung đã có trên CV. Thay vào đó, cần đảm bảo ngắn gọn các nội dung chính và quan trọng như sau:

Tiêu đề:

- Cách 1: Viết tiêu đề theo yêu cầu từ nhà tuyển dụng nếu có.

- Cách 2: Viết theo cú pháp: Họ và tên - Ứng tuyển vị trí [Vị trí ứng tuyển].

Nội dung:

- Mở đầu: Kính gửi + Tên & chức danh người nhận/Bộ phận Tuyển dụng.

- Nội dung chính:

+ Giới thiệu bản thân và vị trí ứng tuyển.

+ Lý do ứng tuyển: yêu thích môi trường làm việc tại công ty; định hướng cá nhân phù hợp với lộ trình thực tập của vị trí.

+ Nhấn mạnh 3 ưu thế nổi bật của bản thân: kinh nghiệm, kỹ năng và thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa.

- Kết thúc:

+ Gửi lời cảm ơn chân thành.

+ Bày tỏ hy vọng nhận được phản hồi.

Kết thư:

- Chữ ký Email.

- Thông tin liên hệ: Họ và tên, số điện thoại, địa chỉ email.

Lưu ý:

- Sử dụng địa chỉ Email chuyên nghiệp.

- Dung lượng ngắn gọn, khoảng 200 - 300 chữ.

- Không mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt.

- Chú ý định dạng Email: bố cục, căn lề, font chữ, cỡ chữ,...

3.2. Mẫu Email xin việc

Kính gửi Bộ phận Tuyển dụng Công ty Cổ phần ABC,

Tôi là [Họ và Tên]. Tôi viết thư này với mục đích ứng tuyển vào vị trí Kỹ Sư Điện tại công ty theo thông tin việc làm trên Fanpage Facebook của công ty.

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 và đã tích lũy được 01 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương.

Tại đây, công việc chính của tôi là xây dựng bản vẽ thi công, biểu đồ nhân lực, biện pháp thi công các hạng mục công việc điện và điện tự động; kiểm tra, giám sát chặt chẽ hiện trường đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn lao động thuộc hạng mục; quản lý và giám sát vật tư, thiết bị đưa vào thi công của nhà thầu liên quan đến hạng mục.

Trong quá trình làm việc, tôi được quản lý đánh giá kỹ năng chuyên môn đã tiến bộ rất nhiều, tinh thần trách nhiệm cao, khả năng bao quát tốt, báo cáo công việc khoa học, kịp thời. Trong quá trình làm việc, tôi phối hợp cùng các bộ phận liên quan làm việc chặt chẽ để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và an toàn.

Tôi tin rằng với kinh nghiệm và kỹ năng đã tích lũy trong năm làm việc qua sẽ giúp tôi hoàn thành tốt các nhiệm vụ được trao tại công ty. Tôi rất mong được tham gia vào đội ngũ tài năng và cam kết đóng góp vào sự thành công của công ty.

Tôi rất mong được có cơ hội phỏng vấn để thảo luận chi tiết hơn về cách tôi có thể đóng góp và học hỏi tại [Tên Công Ty]. Cảm ơn anh/chị đã xem xét đơn ứng tuyển của tôi.

Trân trọng,

[Họ và Tên]

[Số điện thoại]

[Địa chỉ Email]

4. Cách viết Cover Letter ứng uyển

Cover Letter có ý nghĩa tương tự như Email ứng tuyển. Vì thế, bạn chỉ nên viết một trong hai nội dung này khi ứng tuyển. Trong một số trường hợp, bạn cần sử dụng Cover Letter để ứng tuyển như công ty yêu cầu trong hồ sơ ứng tuyển, ứng tuyển trên một số website tuyển dụng không cho phép viết đoạn giới thiệu, và website công ty chỉ cho phép tải lên tài liệu để gửi đơn ứng tuyển.

Cách viết Cover Letter tương tự như Email xin việc. Tuy nhiên, khác về cách trình bày. Trong Cover Letter, bạn cần bổ sung phần Thông tin cá nhân bao gồm: Họ và tên, vị trí ứng tuyển, số điện thoại, Email liên hệ trên phần thân thư.

6. Lưu ý khi gửi CV xin việc

- Sử dụng địa chỉ Email chuyên nghiệp.

- Đặt tên tiêu đề Email ứng tuyển đúng yêu cầu từ nhà tuyển dụng và theo cú pháp chuyên nghiệp (đã được gọi ý bên trên).

- Kiểm tra đã đính kèm đầy đủ các tài liệu ứng tuyển.

- Kiểm tra địa chỉ người nhận Email đã chính xác.

- Tùy chỉnh CV và Email xin việc cho các vị trí công việc và công ty ứng tuyển khác nhau.

- Hết thời gian hẹn trả kết quả CV, hoặc sau 5 - 5 ngày làm việc và không nhận được phản hồi, hãy liên hệ lại với nhà tuyển dụng để hỏi thăm về kết quả CV. Không nên làm phiền nhân viên nhân sự quá nhiều lần khi chưa đến hẹn.

- Khung giờ vàng nên gửi CV: Sáng từ 8h - 10h; chiều từ 3h - 4h trong ngày làm việc hành chính.

Trên đây là cách tạo CV xin việc đặc trưng cho lĩnh vực Kỹ thuật, Xây dựng; kèm mẫu và cách viết Email, Cover Letter đi kèm. Mong rằng, bài viết trên đã giúp bạn tạo CV ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng, chinh phục cơ hội việc làm mơ ước.